Cách đổi tên miền web, dời hosting giữ nguyên thứ hạng SEO trong wordpress

Bạn cần chuyển trang web WordPress của bạn sang một tên miền mới?

Có lẽ tên miền hoàn hảo nào đó mà bạn thích, có lẽ bạn cần phải đổi thương hiệu cho ai biết.

Thay đổi tên miền của trang web WordPress của bạn mà vẫn giữ nguyên thứ hạng SEO không phải là điều quá khó khăn. Tuy nhiên, quá trình chỉ bao gồm một vài bước sau đây:

Bước 1 Trỏ tên miền về hosting
Bước 2: cài đặt wordpress trên tên miền mới mua
Bước 3: Cài plug in “All in one wp migration”
Bước 4 Import dữ liệu từ file xuất ở bứơc 3
Bước 5: Redirect tên miền cũ về tên miền mới
Bước 6 cập nhật tên miền mới ở google search consoche

Điều đầu tiền là tên miền cũ còn hoạt động thêm vài tháng, ít nhất  1 tháng để google search console họ cập nhật khi bạn chuyển hướng tên miền

Bước 1 Trỏ tên miền về hosting

Bạn mua tên miền mới và trỏ tên miền mới mua về hosting (trỏ bằng update DNS hoặc trỏ IP của host hoặc VPS về nhà cung cấp tên miền)

VD Khi mình mua host, mình nhận được một IP đăng nhập host Direct Admin như: 103.7.41.197:2222. Có nghĩa IP host là 103.7.41.197, bạn chỉ cần kết nối domain về IP này là được.

Để kết nối domain, các bạn truy cập vào trình cấu hình domain ở mục DNS Records, bấm vào Update có dạng như sau:

Mình sử dụng nhà cung cấp tên miền là Namsilo nên sẽ có dạng như sau nhé:

Bạn tạo:

  • Recode A mục HOSTNAME để trống  và điền vào nội dung ADDRESS là IP 103.7.41.197

tạo tiếp 1 bản ghi Cname

  • Cname đặt hostname là www và điền vào nội dung là tên miền của bạn như của mình là ngocnamblog.com

Sau khi thêm xong, bạn lưu lại. Thường sẽ mất 5 – 20 phút, thậm chí là mất đến 24h để domain có thể kết nối được với hosting.

Để kiểm tra domain có kết nối thành công với hosting chưa, thì bạn chỉ cần một bước đơn giản ngay trên máy tính của bạn.

Trên hệ điều hành Windows, bạn vào Start (hoặc nhấm phím cửa sổ trên bàn phím máy tính) gõ CMD nhấn Enter.

Vd Để kiểm tra tên miền của bạn đã được trỏ về chưa thì chúng ta vào Start – Run rồi gõ CMD bấm Enter,

tiêp theo bấm ping tenmiencuaban.com, Nếu bạn thấy kết quả như hình bên dưới thì chứng tỏ domain của bạn đã kết nối tới host thành công. Ngược lại, bạn cần chờ đợi thêm nhé

Bước 2: cài đặt wordpress trên tên miền mới mua

Có thể bạn sẽ thắc mắt là tại sao phải cài WordPress trên tên miền mới này trong khi ở đây bạn chỉ muốn đổi tên miền thôi mà?

Vâng! Mục đích ở đây là tạm thời chúng ta vẫn sẽ duy trì dữ liệu trêntên miền cũ 1 thời gian chờ khi google nó update hết dữ liệu qua tên miền mới, để khỏi mất thứ hạng SEO. đó là lý do vì sao mà mình nói tên miền cũ vẫn nên còn thời hạn ít nhật 1 tháng.

Cách cài wordpress trên host như thế nào thì trên google chỉ nhiều rồi, mình không nói lại nữa. khi cài xong thì bạn trang chủ web của tên miền mới, lúc này chỉ có 1 bài viết duy nhất là Hello world

và giờ ta chuyển qua bước 3 nhé!

Bước 3: Cài plug in “All in one wp migration”

Plugin này xuất trang web WordPress của bạn bao gồm database, media files, plugins and themes  mà không cần có kiến ​​thức kỹ thuật. và theo mình nó là 1 plugin Backup và restore web tuyệt vời.
Sau khi cài xong các bạn vào plug in All in one wp migration chọn export ( Xuất ra)

Trong Xuất sang, chọn Tập tin và chờ tiến trình sao lưu

Các bạn chờ 1 thời gian để nó xuất ra thì ta tải file đó về nhé

Bước 4 Import dữ liệu từ file xuất ở bứơc 3

Tại Plugin All-in-One WP Migration, chọn Import (Nhập). Trong Import From chọn  FILE, và upload file đã Export trước đó tại bước 3 nhé

 

Lưu ý: Plugin này nó chỉ cho upload tối đa là file 512Mb, để có thể upload Unlimited (không giới hạn dung lượng thì các bạn hãy cài thêm plugin này nữa né)

Download

Trong tiến trình Import dữ liệu, hiển thị thông báo như hình dưới  Proceed để tiếp tục.

khi tiến trình làm xong thì ta Chọn Close để hoàn tất tiến trình Import dữ liệu.

Lúc này bạn hãy thử truy cập vào tên miền mới và tên miền cũ, sẽ tháy tất cả điều giống nhau.

Bước 5: Redirect tên miền cũ về tên miền mới

khi khách truy cập web thì toàn bộ truy cập từ tên miền cũ bao gồm đường dẫn web page, hình ảnh, thư mục… sẽ tự động được chuyển sang tên miền mới. Ta thực hiện bằng cách chỉnh sửa nội dung file .htaccess nếu dùng Apache hoặc rule cấu hình .conf nếu dùng Nginx.

Bạn hãy mở file .htaccess ở mục quản lý file của hosting, thường là public_html và thêm đoạn bên dưới lên đầu file:

RewriteEngine On
RewriteRule ^(.*)$ http://newdomain.com/$1 [R=301,L]

Nếu dùng Nginx

Bạn hãy mở file cấu hình của tên miền, thường có đường dẫn /etc/nginx/conf.d/olddomain.com.conf và chỉnh sửa lại nội dung tương tự như bên dưới:

server {
    server_name .olddomain.com;
    return 301 http://newdomain.com$request_uri;
}

Sau khi cập nhật xong, bạn hãy kiểm tra lại bằng cách truy cập link bất kỳ với tên miền cũ, lúc này sẽ được tự động chuyển sang tên miền mới.

Bước 6 cập nhật tên miền mới ở google search consoche

Ta vào google search consoche ta cập nhật tên miền mới vào và báo chuyển hướng từ tên miền cũ qua tên miền mới.
Nếu nó có báo lỗi một vài đường dẫn không direct được thì chờ tầm 10-25 phút hoặc lâu hơn ta thực hiện khai báo lại, lúc này sẽ được (do google chưa kịp cập nhật)
Ok! Vậy là xong rồi

Mình là Nam! Blog này là nơi chia sẽ những kinh nghiệm của mình, chúc các bạn một ngày làm việc vui vẻ.

You May Also Like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *